{SLIDE}

Viêm đường hô hấp dưới

Thứ hai, 14/01/2019 - 05:00 PM
Viêm đường hô hấp dưới

1Viêm đường hô hấp dưới là gì?

Tên gọi khác: Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, Lower Respiratory Tract Infections.

Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới (phân biệt với đường hô hấp trên) bao gồm khí quản, tiểu phế quản và các phế nang bên trong phổi.

Viêm đường hô hấp dưới thường được chia ra làm hai loại là:

- Viêm phế quản cấp (hay còn gọi là Cảm lạnh ngực): Đây là một tình trạng các ống dẫn khí lớn ở phổi (cây phế quản) bị nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng. Nguyên nhân phổ biến nhất của sự viêm nhiễm là do nhiễm siêu vi (virus), một số ít trường hợp là do vi khuẩn.

- Viêm phổi: Đây là một tình trạng tổn thương nghiêm trọng các tổ chức ở phổi (đặc biệt là phế nang). Có nhiều tác nhân gây ra bệnh, nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn. Trong trường hợp này, cần thiết phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm.

2Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới

- Ho (có đàm hoặc không), cảm giác khó thở (có khi khò khè) và có thể tức ngực.

- Một số trường hợp có thể bị đau đầu, choáng váng và cảm giác nóng lạnh (sốt).

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường dẫn khí (viêm phế quản cấp) và nhiễm trùng phổi (viêm phổi) có thể giống nhau.

Tiến triển của bệnh: Nhiễm trùng đường dẫn khí (viêm phế quản cấp) thường diễn tiến khá nhẹ nhàng và tự cải thiện trong vòng 7 - 10 ngày mà không biến chứng nặng, cần đi khám bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp. Đối với bệnh nhiễm trùng phổi (viêm phổi), các biểu hiện thường nặng nề hơn. Một số trường hợp bệnh có thể trở nên nặng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng, bạn nên liên hệ với bác sĩ .

3Nguyên nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới

Nguồn gây bệnh: Do tiếp xúc với môi trường độc hại có nhiều bụi, khói bụi, bụi than, hóa chất, khói thuốc lá...

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp: Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm.

Điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh: Sự thay đổi thời tiết, nhất là các thời điểm giao mùa Đông – Xuân, khí hậu ẩm ướt, áp suất không khí giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em, người già, người hút thuốc lá, những người có các bệnh lý mạn tính ở phổi như hen suyễn...

4Điều trị bệnh viêm đường hô hấp dưới

Điều trị không dùng thuốc kháng sinh chủ yếu được sử dụng trong trường hợp ho, cảm lạnh, đau đầu, nóng sốt bằng cách dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau thông dụng như paracetamol (acetaminophen), ibuprofen hoặc aspirin được mua tại các nhà thuốc (Lưu ý: trẻ em dưới 16 tuổi không nên uống aspirin).

Ngoài ra, còn có các biện pháp thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống và điều trị bổ trợ khác như:

- Thay đổi lối sống, nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung nhiều nước cho cơ, tránh mất nước, giúp đàm lỏng và dễ khạc ra.

- Tránh nằm sấp vào ban đêm, tránh nguy cơ gây ứ đọng đàm nhầy và khó thở.

- Không hút thuốc.

- Ngoài ra, một cốc nước ấm pha với chanh và mật ong là lựa chọn hiệu quả trong trường hợp đau họng do ho nhiều.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh:

Kháng sinh là các thuốc dùng để điều trị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và không có tác dụng trên siêu vi (virus). Chính vì vậy, trong điều trị viêm phế quản (nguyên nhân gây bệnh thường do virus) việc sử dụng thuốc kháng sinh là xem xét và có chỉ định của bác sĩ.

Đối với bệnh viêm phổi, nguyên nhân gây bệnh thường do vi khuẩn nên có thể cần thiết phải điều trị kháng sinh. Trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng kháng sinh tại nhà. Nhưng nếu bệnh trở nên nguy kịch hơn, bạn cần được tiêm hoặc truyền thuốc kháng sinh tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ.

5Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp dưới

- Khi bị viêm đường hô hấp dưới, bạn có thể lây bệnh cho cộng đồng khi ho và hắt xì hơi. Vì vậy nếu bạn bị bệnh, cần che miệng khi ho hoặc hắt xì, rửa tay thường xuyên và vứt khăn giấy đã qua sử dụng.

- Tiêm vắc xin chủng ngừa định kỳ các tác nhân gây bệnh, phổ biến là:

+ Chủng phế cầu khuẩn (vi khuẩn) – tác nhân vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi

+ Chủng virus cúm mùa (influenza) – tác nhân thường gặp gây viêm phế quản cấp (có bệnh nặng kèm theo).

- Hút thuốc lá làm tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc lót trong đường dẫn khí và làm phổi dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, không hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới.

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Hô Hấp liên quan

HỆ THỐNG NHÀ THUỐC Y ĐỨC
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuocyduc.vn
Tel: 0937.58.1984
Ds Trần Văn Quang

© Bản quyền thuộc về nhathuocyduc.vn

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Website nhathuocyduc.vn  không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0937581984

Back to top