{SLIDE}

Bệnh sởi

Thứ ba, 22/01/2019 - 05:02 PM
Bệnh sởi

1Bệnh sởi là gì?

Sởi gây ra bởi virus sởi, rất dễ lây lan. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Triệu chứng của bệnh sởi bao gồm sốt, ho, viêm kết mạc mắt, và phát ban.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, mầm bệnh có trong nước bọt, nước mũi... của người bệnh. Các triệu chứng thường khởi phát từ 7 đến 14 ngày sau khi bị nhiễm virus. Bệnh sởi có thể gây chết người. Tuy nhiên, trẻ có thể phòng ngừa sởi dễ dàng nếu được tiêm vắc xin định kỳ.

2Nguyên nhân gây bệnh sởi

Sởi là bệnh do virus sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra, virus này thường nằm ở vùng mũi và họng của người bệnh sởi là căn bệnh rất dễ lây lan từ người này qua người khác bằng cách:

Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện…virus sởi ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ xíu, những người tiếp xúc với người bệnh có thể vô tình hít vào sẽ bị lây bệnh sởi.

Hoặc những giọt nước đó bám vào đồ đạc, dụng cụ xung quanh, nếu bạn không may sờ vào những đồ đạc đó và đưa tay lên mũi, miệng thì bạn cũng có khả năng lây bệnh.

Khi virus sởi vào cơ thể, chúng thường mọc ở những tế bào sau cổ họng và phổi sau đó lan khắp cơ thể, cả hệ hô hấp và da. Vì vậy bệnh rất dễ lây lan, và biến thành dịch trong thời gian ngắn. Theo thống kê trên 90% những người chưa có kháng thể sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.

3Triệu chứng bệnh sởi

Sốt rất cao 39 đến 40 độ C trong 2 ngày đầu.

Ngày thứ 3-4 xuất hiện các ban trên da, trình tự mọc của các nốt ban từ sau tai lan ra mặt và lưng, sau 2-3 ngày sẽ lan ra toàn thân. Ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hạt hình bầu dục, to bàng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
Bệnh nhân sẽ có thêm triệu chứng viêm kết mạc, viêm đỏ, có rỉ mắt, viêm đường hô hấp (ho khan, hắt hơi, sổ mũi).

Ngày thứ 5 ban bọc khắp toàn thân (từ đầu xuống chân) trẻ đỡ sốt, giảm viêm đường hô hấp.

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải cho hay khi mắc bệnh sởi, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm rất nhanh. Người bệnh thường không tử vong vì bệnh sởi mà tử vong do các bệnh nhiễm trùng khác (viêm phổi, tiêu chảy…).

Cha mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh sởi để điều trị đúng cách. Trong 2 ngày đầu, tất cả bệnh nhi sốt cao do virus thường không có triệu chứng rõ ràng. Đến ngày thứ hai, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện.

“Nếu như trẻ chỉ bị sốt phát ban thông thường sẽ có triệu chứng sốt cao nhưng không có viêm kết mạc, viêm đường hô hấp. Sốt phát ban thông thường sẽ mọc toàn thân chứ không mọc lần lượt như bệnh sởi”, bác sĩ Hải nói.

4Điều trị bệnh sởi

Cách ly trong 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban và nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt và phát ban biến mất. Chủ yếu là điều trị triệu chứng – săn sóc và nuôi dưỡng.

- Hạ sốt: phương pháp vật lí, thuốc hạ sốt thông thường. Không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi mắc bệnh sởi do nguy cơ của hội chứng Reye.

- An thần.

- Thuốc ho, long đờm.

- Kháng histamine để giảm chảy mũi.

- Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nhỏ mắt có kháng sinh.

- Người bệnh không cần dùng kháng sinh bởi vì sởi là bệnh truyền nhiễm do virus chứ không phải vi khuẩn. Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm, tức có nhiễm khuẩn thêm vào. Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì cần phải nhập viện theo dõi và điều trị phù hợp.

- Chế độ ăn uống dễ tiêu. Ngoài ra, phải bù nước thường xuyên để tránh bị mất nước.

5Phòng tránh bệnh sởi

Để bệnh sởi không còn là nỗi lo cho những bậc phụ huynh và cho toàn xã hội, các bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất để cho con em mình có khả năng miễn dịch bệnh sởi bằng cách phòng bệnh sởi sau:

Đưa bé đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi sớm nhất. Sau khi bé được một tuổi cần cho bé đi tiêm hai mũi vacxin phòng sởi. Mũi đầu khi bé 12-15 tháng và mũi sau khi bé từ 4-6 tuổi. Tuy nhiên có thể tiêm liều 2 sớm hơn nhưng cách liều 1 ít nhất bốn tuần. Lý do cần thiết phải tiêm liều thứ 2 là do có khoảng 2-5% số bé được tiêm sẽ không tạo ra kháng thể chống sởi sau liều đầu. Liều 2 để giúp những bé này tăng kháng thể chống sởi.

Khi bé chưa tới tuổi được tiêm vacxin, cho bé sử dụng sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi. Tuy kháng thể này là kháng thể thụ động, không mạnh như kháng thể tạo ra khi bé được tiêm vacxin nhưng nếu được bú sữa mẹ liện tực, lượng kháng thể này cũng có thể giúp bé chống lại bệnh sởi hoặc làm nhẹ bệnh nếu bị mắc phải.

Vệ sinh thường xuyên cho các bé, nhất là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp, giữ cho các bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sởi.

Tăng cường bổ sung vitamin, rau quả xanh tăng sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh sởi là một bệnh nguy hiểm, để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi, cha mẹ nên đưa con em mình đi khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

Sởi là một căn bệnh hô hấp cấp tính, mặc dù đã được tiêm chủng nhưng nó cũng là căn bệnh có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ, khi thấy các triệu chứng sốt, viêm xuất tiết mũi, họng, mắt, và xuất hiện các nốt ban mọc ở bên trong niêm mạc hay toàn thân, hãy đưa trẻ đến ngay trạm y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, đồng thời cho trẻ ở nơi thoáng mát, ăn uống đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ.

(Hình ảnh tổng hợp từ Trường Đại Học Y Tế Công Cộng, suckhoedoisong.vn, Cộng đồng Dược Việt Nam, google...)

Bình luận của bạn
*
*

Bệnh Truyền nhiễm liên quan

HỆ THỐNG NHÀ THUỐC Y ĐỨC
CSKH: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Email: lienhe@nhathuocyduc.vn
Tel: 0937.58.1984
Ds Trần Văn Quang

© Bản quyền thuộc về nhathuocyduc.vn

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Website nhathuocyduc.vn  không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0937581984

Back to top