{SLIDE}

3 Cách Chữa Mồ Hôi Trộm Bằng Lá Lốt Cho Trẻ Cực Hiệu Quả

Thứ tư, 02/10/2019 - 10:32 AM

Những ai đang có con nhỏ, đều có những vô vàn thắc mắc, trong đó vấn đề mồ hôi trộm của bé được đề cập không ít. Mồ hôi trộm là gì? cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt nào? Mồ hôi trộm có chữa khỏi không?... Đó là những câu hỏi mà đa số các bà mẹ đang quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp các mẹ giải quyết nhé!

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ bị ra rất nhiều mồ hôi trong trạng thái hoàn toàn tĩnh. Do tình trạng đổ mồ nhiều thường xuất hiện vào ban đêm nên dân gian thường gọi là “đổ mồ hôi trộm”.

Thành phần mồ hôi được thải ra hơn 90% là nước, còn lại là một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài.

Trẻ ra mồ hôi trộm có thể do tình trạng bệnh lý
Trẻ ra mồ hôi trộm có thể do tình trạng bệnh lý

Mồ hôi trộm được chia thành 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý:

  • Mồ hôi trộm sinh lý

Là do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, với những sự hưng phấn và kích thích nhiều thì sẽ ra mồ hôi trộm nhiều hơn để tỏa nhiệt trong cơ thể.

Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, phát sinh khoảng 30 phút trước khi ngủ và sẽ hết khoảng 60 phút sau. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  • Mồ hôi trộm bệnh lý

Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, với các biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, đổ mồ hôi nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết.

Cùng với tình trạng ra nhiều mồ hôi thì cơ thể bé còn có các những biểu hiện khác như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc ho kéo dài, ăn uống kém...

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là hiện tượng rất phổ biến, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục trong thời gian dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ.

Ở trẻ nhỏ thường hay đổ mồ ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn, vì ở hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn non nớt. Đồng thời, bé cũng có tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

Mẹ cần quan sát các dấu hiệu ra mồ hôi trộm ở trẻ
Mẹ cần quan sát các dấu hiệu ra mồ hôi trộm ở trẻ

Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm chính là: trẻ thường quấy khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không yên giấc, hay thức giấc nữa đêm. Ngoài ra, những nơi có mồ hôi hôi trộm ra nhiều nhất là ở lưng, trán, nách, hang, bàn tay – bàn chân.

Phân biệt trẻ đổ mồ hôi do nóng hoặc lạnh với trẻ bị đổ mồ hôi trộm: Khi trẻ bị nóng sẽ cảm thấy nóng bức, khó chịu trước khi bắt đầu giấc ngủ sâu. Còn những bé đổ mồ hôi trộm thì dù ngủ dậy mồ hôi ướt đẫm quần áo, bé vẫn thấy thoải mái trong lúc ngủ.

Để biết khi nào bé đổ mồi hôi do nóng hoặc lạnh, chỉ cần sờ vào phía sau gáy của bé. Nếu gáy trẻ ấm, đầu nóng thì mồ hôi đó là nóng, cần chú ý đến việc đều chỉ nhiệt độ và không đắp quá nhiều chăn cho bé. Còn nếu gáy lạnh, quanh đầu cũng cũng lạnh thì đó là mồ hôi lạnh, chỉ cần lau sạch hết mồ hôi và ủ ấm là được.

Có những cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt nào cho trẻ?

Lá lốt là một loại thực phẩm dùng làm gia vị chế biến trong hiều món ăn như rau sống, gia vị rau thơm cho nhiều món canh cá hay bò cuốn lá lốt…

Cách trị đổ mồ hôi trộm tay chân bằng lá lốt rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Sau đây là những cách sử dụng lá lốt để điều trị triệt để chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và kể cả người lớn mà các mẹ có thể tham khảo:

1. Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt 1 

Ăn khoảng 50g lá lốt mỗi ngày theo việc ăn sống hoặc chế biến theo các món ăn bổ dưỡng hàng ngày có lá lốt.

2. Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt 2

Lấy lá của cây lá lốt nấu nước uống đều đặn mỗi ngày thay nước lọc, cứ 100g thì tương đương với 1 lít nước, kiên trì thực hiện liên tục khoảng 1 tháng sẽ thấy ngay hiệu quả.

Nước lá lốt giúp chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Nước lá lốt giúp chữa mồ hôi trộm cho trẻ

3. Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt 3

Lấy 100g lá, thân lá lốt, lưu ý cây già càng tốt rồi lấy rửa sạch để ráo, và nấu với 1,5 lít nước cho sôi khoảng 10 phút. Dùng nước ấm sông hơi toàn thân cho tới khi ấm thì dùng ngâm tay và chân khoảng 15 phút.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số món ăn khác cũng có tác dụng làm giảm ra mồ hôi trộm như cháo trai, cháo cá quả, nước đậu đen, cháo sò, canh rau ngót, cháo nếp cẩm... Khi bé bị ra mồ hôi trộm bố mẹ nên dùng khăn mềm thấm khô, tránh để bé bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm.

Trên đây là bài viết giúp các mẹ có những thông tin về bệnh mồ hôi trộm ở trẻ và cách chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt cho trẻ đơn giản mà hiệu quả tại nhà. Còn chần chừ gì mà không thử, sẽ khiến các mẹ bất ngờ lắm đấy!


Tin cùng chuyên mục

© Bản quyền thuộc về nhathuocyduc.vn

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Website nhathuocyduc.vn  không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Thiết kế bởi www.webso.vn

0937581984

Back to top